ANTDEMY
Shares
  • You are here:
  • Home »
  • career »

Nghề kỹ sư cơ khí đường ống cần kỹ năng gì?

Shares

8 kỹ năng chung quan trọng nhất của một công dân toàn cầu“. Đây chính là một trong những vũ khí suất sắc dành cho bạn

Trước tiên để rèn luyện kỹ năng thì chúng ta phải biết các kỹ năng chúng ta cần là gì? Với kinh nghiệm của chính bản thân mình thông qua đọc sách, trải nghiệm vị trí kỹ sư thiết kế hơn 5 năm, 2 năm về đào tạo và 1 năm về quản trị doanh nghiệp khởi sự kinh doanh. Mình xin đưa ra  8 kỹ năng chung quan trọng nhất của một công dân toàn cầu dù bạn là sinh viên khối kinh tế hay kỹ thuật đều cần :

  • Kỹ năng cứng / kỹ năng kỹ thuật ( chính là yếu tố nghề)
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng tư duy phản biện
  • Kỹ năng quản trị thời gian
  • Kỹ năng ngoại ngữ
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Kỹ năng lãnh đạo
  • Kỹ năng sáng tạo

Bàn về nghề kỹ thuật và cụ thể là một kỹ sư thiết kế đường ống mới vào nghề chúng ta đi phân tích một số kỹ năng quan trọng

Kỹ năng ngoại ngữ : Đối với mỗi kỹ sư thì kỹ năng ngoại ngữ luôn quan trọng đặc biệt là tiếng anh, vì khi làm việc trong môi trường quốc tế như hiện nay.

Kỹ năng cứng / kỹ năng kỹ thuật ( chính là yếu tố nghề)

PDMS – Plant Design Management System : chắc các bạn chưa nghe qua phần mềm này nếu không làm trong ngành Dầu Khí hoặc các công ty thiết kế đường ống. Lý do phần mềm này ít phổ biến và bạn chưa được học là vì đây là phần mềm có bản quyền. Chi phí để mua License là rất lớn. Mặc dù có bản Crack bạn có thể học được nhưng hiếm người có thể dạy cho bạn, hoặc bạn khó có thể tự học bởi nhiều nguyên nhân: tài liệu hướng dẫn ít; không ai để bạn hỏi khi bí; kiến thức piping chưa có; học cũng chẳng biết để làm gì…Túm váy lại là nếu bạn xác định đi theo hướng PipingDesigner thì bạn nên học PDMS đi và đừng lo mình có học được không. Vì “khi người học đã sẵn sàng thì người thầy sẽ xuất hiện”. Để khỏi mất công viết nhiều về PDMS, bạn google “phần mềm PDMS là gì?” cho nhanh.

Khóa đào tạo thiết kế đường ống ứng dụng PDMS

S3D – Smart Plan 3D: Nó cũng giống như PDMS thôi. Nếu PDMS là sản phẩm của AVEVA thì S3D là sản phẩm của InterGraph. Đương nhiên mỗi phần mềm khác nhau thì sẽ có thao tác khác nhau nên bạn cần phải học. Thường các công ty Offshore sẽ chọn PDMS, Onshore thì chọn S3D. Đó chỉ là thế mạnh thôi chứ mỗi thằng đều có thể thiết kế cả Onshore và Offshore. Tùy vào công ty bạn muốn đầu quân vào đang dùng phần mềm nào mà bạn quyết định học PDMS hay S3D nhé.

AutoCad: cùng với PDMS thì AutoCad rất quan trọng. Chắc không cần nói nhiều. Sinh viên nào ra trường mà không biết Cad thì vứt đi. Vứt đi không phải là quan trọng hóa phần mềm Cad, mà vì là bạn không có tinh thần của những “vọc sĩ”. Nếu bạn không biết Cad thì khỏi nói đến PDMS. Thế thôi.

Navishworks/ JetStream hay PDMS review…Đây là những phần mềm Review Model thường dùng. Bạn không cần phải đến các trung tâm để học đâu. Quăng cho bạn một 3D Model và phần mềm là bạn biết làm gì với nó à. Nói vậy chứ cũng cần có người hướng dẫn và nghiên cứu tí mới dùng tốt được. Đây là đang đứng ở lĩnh vực PipingDesigners để nói đó nhé. Chứ phần mềm này chuyên dùng trong xây dựng với nhiều tính năng ưu việt. Và trong lĩnh vực thiết kế onshore/offshore thì nó dùng để xem bạn có thể đi dạo, quan sát, kiểm tra công trình ở dạnh mô hình 3D trước khi bắt tay vào thi công thực tế. Giống như lấy dao mổ trâu mà cắt tiết vịt vậy. Thấy dùng từ ngữ sát sanh quá mà không biết dùng câu thành ngữ nào cho sát nghĩa. Nói chung, ý là vậy. Bạn nên google tí để mở mang kiến thức.

Pipe Data Pro: như cái tên thì phần mềm này dùng để tra các thông số của ống, phụ tùng ống, các mặt bích, van…Bạn cũng không cần phải đi học. Vào làm là tự mò được. Nên thời sinh viên là bạn nên rèn luyện cho mình trở thành một “vọc sĩ” thì tốt.

Microsoft Office: cái này cần. Bạn không biết thì khỏi nói luôn.

Trong các kỹ năng trên, bạn ( người mới vào nghề ) ưu tiên cho 2 kỹ năng đầu  là English và PDMS. Bạn không cần phải phí tiền, phí thời gian, công sức để học ProEngineer, Catia, MasterCam, Cimatron, Photoshop…Quy tắc 80/20 luôn hiệu quả. Hãy tập trung vào những việc chỉ tốn 20% tài nguyên của bạn để mang về 80% hiệu quả.

 

Leave a Comment: