Là kỹ sư process senior tại công ty Technip – Một tập đoàn hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, quản lý dự án và xây dựng trong ngành công nghiệp dầu khí, anh Lê Bá Hùng đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế công nghệ. Kỹ sư Bá Hùng hiện là giảng viên khóa Process Plant Design tại học viện ANTDEMY. Ngày hôm nay, hãy cùng ANTDEMY lắng nghe vài dòng chia sẻ của kỹ sư Bá Hùng khi là một giảng viên tại ANTDEMY nhé!
Chia sẻ của người kỹ sư process senior với gần 15 năm kinh nghiệm
Không chỉ riêng tại ANTDEMY, anh Bá Hùng cũng từng đi đào tạo tại các công ty kỹ thuật lớn. Anh chia sẻ: “Hầu hết các kỹ sư trẻ khi đi làm chỉ nắm được công việc của mình, ví dụ làm bên vận hành thì chỉ biết xử lý vấn đề của vận hành. Tuy nhiên, để có thể giải quyết một vấn đề hay công việc nhỏ trong nhà máy công nghệ, thì các kỹ sư phải biết thiết kế.”
Tại sao lại như vậy? Bởi lẽ việc hiểu sâu về thiết kế công nghệ Process Plant Design sẽ giúp kỹ sư vận hành dễ dàng hơn, xử lý vấn đề dễ dàng hơn. Hơn nữa, khi có vấn đề trong nhà máy, nếu kỹ sư hiểu về thiết kế công nghệ, người đó sẽ có thể tự mình giải quyết những công việc nhỏ đó. Như vậy, kỹ sư vừa tiết kiệm thời gian gọi công ty thiết kế tới để xử lý công việc, vừa giảm thiểu chi phí cho nhà máy. Chính vì vậy, việc hiểu một thiết kế công nghệ là vô cùng quan trọng.
Câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để kỹ sư thiết kế công nghệ nắm được điều này?
Kiến thức tại trường Đại Học là rất cần thiết, nhưng liệu có đủ?
Đại Học là nơi trang bị cho kỹ sư những kiến thức nền tảng và cơ bản nhất. Một người kỹ sư thiết kế công nghệ cần phải nắm thật vững kiến thức nền này. Bởi lẽ đối với ngành hóa, ngành công nghệ, mặc dù ở các công ty đều đã có các phần mềm để tính toán, nhưng nếu không có kiến thức ở trường, bạn sẽ rất khó để mà phát triển.
Tuy nhiên, anh Bá Hùng nhận định: “Kiến thức Đại Học là bao quát, nhưng vẫn rất chung, và không thể đủ để cho 1 người thiết kế đi ra làm được. Phải học rất nhiều thứ từ tiêu chuẩn thiết kế cho đến kinh nghiệm thực tế”
Có một thực tế phũ phàng là: Một sinh viên khi mới ra trường, cho dù có giỏi như thế nào thì cũng không thể bắt tay ngay vào công việc của một kỹ sư thiết kế công nghệ.
Khóa Process Plant Design tại ANTDEMY – Từ lý thuyết đi đến ứng dụng
Theo kỹ sư Bá Hùng, để trở thành một kỹ sư thiết kế công nghệ xuất sắc, ngoài việc nắm vững kiến thức cơ bản tại trường học, các kỹ sư trẻ cần phải trau dồi thêm kinh nghiệm thực tế.
“Để giỏi hơn nữa, các bạn cần phải chịu khó. Ví dụ như phải làm nhiều dự án khác nhau. Vì mỗi trường hợp sẽ phải chú ý những yếu tố khác nhau. Không có một công thức nào cả.” Kỹ sư Bá Hùng chia sẻ
Hiểu được nỗi trăn trở này của các kỹ sư trẻ, khi đến với ANTDEMY, mục tiêu của kỹ sư Bá Hùng là đào tạo các học viên để các bạn có thể ứng dụng những kiến thức đã học ỏ trên trường trong công việc thiết kế. Với anh, ANTDEMY không phải là nơi để anh “dạy” học viên, mà là cơ hội để anh có thể truyền đạt những kinh nghiệm mà anh đã tích lũy trong 15 năm “nằm gai nếm mật” với nghề. “Anh muốn truyền đạt những điều này để các kỹ sư trẻ có thể được tích lũy thêm kiến thức cần thiết khi các bạn đi làm, và không còn bị bỡ ngỡ khi gặp vấn đề trong công việc” – kỹ sư Bá Hùng trải lòng.
Có thể thấy rõ rằng, tại lớp học của ANTDEMY, mà lớp Process Plant Design là một ví dụ, các học viên không chỉ là những kỹ sư trẻ với tinh thần cầu tiến và mong muốn được học những kiến thức bổ ích, mà ngay cả giảng viên cũng là những người kỹ sư yêu nghề, tận tụy với nghề, và có lòng nhiệt huyết được truyền lửa cho thế hệ kỹ thuật sau này. ANTDEMY tin rằng, thế hệ kỹ sư trẻ của Việt Nam sẽ là thế hệ của sự bản lĩnh, tài năng, và thành công.
—
Process Plant Design là khóa học dành cho sinh viên mới ra trường, hoặc kỹ sư đã đi làm nắm được một thiết kế công nghệ trong một nhà máy, phân xưởng.
Bên cạnh đó, lớp Process PFD và PID sẽ hỗ trợ kỹ sư trẻ trong việc lên kế hoạch và thiết kế cơ bản cho các nhà máy công nghệ: xây dựng sơ đồ công nghệ (PFD), sơ đồ công nghệ chi tiết (P&ID)
Xem thêm:
Lớp Process Plant Design – nơi kỹ sư “học để làm”
Lớp Process PFD và PID – nơi kỹ sư áp dụng vào thực tế